Bất ổn Quỹ bình ổn xăng dầu

Cơ chế hoạt động hiện hành của Quỹ bình ổn xăng dầu mang đậm tính can thiệp hành chính nên mục tiêu thường ngược với xu hướng động thái thị trường
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được một số nước trên thế giới, như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... sử dụng như là một công cụ tài chính hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên, ở VN Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang chịu nhiều lời chỉ trích cả về cơ sở pháp lý, cách thức trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ...

Vậy tồn tại hay không tồn tại loại hình quỹ này hoặc đổi mới ra sao cơ chế hoạt động của Quỹ ? Hơn 2 năm qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ) được thiết kế và vận hành như là một giải pháp thử nghiệm từ vận dụng kinh nghiệm quốc tế, cũng như kế thừa thực tiễn vận hành Quỹ bình ổn giá quốc gia. Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước đang tiến hành kiểm toán việc trích lập, sử dụng, quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối và tại Bộ Tài chính, Bộ Công thương. Kết quả cuối cùng chưa được công bố song bước đầu, Kiểm toán Nhà nước cho rằng các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa thấy có vi phạm về  hướng dẫn trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá của Liên Bộ Tài chính – Công thương. Thực tế cũng cho cho thấy, hoạt động của Quỹ đã góp phần nhất định vào việc bình ổn giá thị trường xăng dầu trong một số thời gian nhạy cảm và ở mức cần thiết. Ví dụ, nhờ sử dụng Quỹ và các giải pháp khác, giá xăng dầu đã giữ ổn định cho đến ngày 24/2/2011 mới điều chỉnh giá với mức tăng từ 2.110 – 3.550 đồng/lít,kg thay vì mức giá phải tăng từ 3.510 – 5.850 đồng/lít,kg. Hơn nữa, nếu không có Quỹ bình ổn giá sẽ phải nhiều lần điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.

Vẫn còn bất cập 

Bên cạnh những thông tin dường như khá minh bạch, người ta vẫn thấy có những bất cập cả trong cơ chế hiện hành, lẫn trong triển vọng hoạt động của Quỹ, cụ thể:

Thứ nhất, hoạt động trích lập Quỹ qua giá xăng dầu khiến người tiêu dùng chịu thiệt nhiều hơn lợi. Về bản chất, nguồn thu của Quỹ là giá xăng dầu thực mua mà người tiêu dùng phải trả và ứng trước cho Quỹ xét theo sự trọn vẹn của một quy trình trích lập và “xả” Quỹ để giữ bình ổn giá về danh nghĩa. Nói cách khác, thực chất người tiêu dùng đã phải mua đắt giá xăng cho thời điểm trích lập quỹ, để rồi được trả lại số tiền đó nhờ mua xăng dầu với giá “rẻ” hơn khi “xả” Quỹ.  Cảnh mượn đầu heo nấu cháo” này khiến người tiêu dùng, dù có thể hưởng lợi ích ít nhiều nhờ không tăng giá xăng dầu khi xả quỹ, xong lại luôn chịu thiệt thòi do phải tạm ứng nguồn vốn hoạt động cho Quỹ, như kiểu “cho vay không lãi”. Rốt cuộc, dường như chỉ có DN kinh doanh xăng dầu luôn được bảo đảm lợi ích cả từ mức trích lợi nhuận định mức, cũng như “không có gì để mất” từ mọi hoạt động thu - chi Quỹ...

Thứ hai, cơ chế quản lý hành chính của Quỹ đi ngược xu hướng và làm méo mó giá cả thị trường.

Cơ chế hoạt động hiện hành của Quỹ mang đậm tính can thiệp hành chính nên mục tiêu thường ngược với xu hướng động thái thị trường thế giới, cụ thể hoặc làm tăng giá bán do yêu cầu tăng trích lập quỹ trong khi giá cả dầu mỏ thế gới giảm, hoặc làm giảm giá bán do yêu cầu xả quỹ để giữ ổn định giá khi giá thế giới tăng. Chính tính chất đặc trưng này của Quỹ đã trực tiếp và gián tiếp làm méo mó giá cả thị trường mỗi khi Quỹ vận hành, cả lúc trích và xả quỹ, khiến các động thái cung - cầu xăng dầu, cũng như hoạt động dự báo và hạch toán kinh doanh thị trường khác dễ trở nên nhiễu loạn.

Thứ ba, việc ủy thác quản lý thu  trích lập và chi dùng Quỹ cho DN có thể tạo nhiều kẽ hở cho sự lạm dụng và tham nhũng, hoặc làm phát sinh chi phí quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ. Sự lạm dụng có thể đến từ 2 phía: Lạm dụng từ kẽ hở khó lấp đầy của quy trình hành chính theo “cơ chế xin-cho” cả về mức, cũng như về thời điểm trích lập và chi tiêu Quỹ trong quan hệ giữa cơ quan quản lý với DN khi giá cả biến động dù tăng hay giảm; Lạm dụng từ những “mẹo mực” kế toán, sự tính toán, khai báo, đo lường và thủ thuật gian lận khác về  mức độ, thời điểm và số lượng xăng dầu nhập khẩu, tiêu thụ và tồn kho thực với số liệu báo cáo khi trích lập và xả Quỹ. Hơn nữa, việc để Quỹ lại tài khoản (dù riêng) của DN, cũng khiến không phải chỉ có một nguồn Quỹ tập trung, mà có tới nhiều Quỹ khác nhau ứng với số  các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu được ủy thác quyền quản lý. Tình trạng phân tán Quỹ này làm phát sinh các chi phí quản lý của cả DN, cũng như cơ quan chức năng.

Thứ tư, hiệu quả và vị thế của Quỹ là chưa thật rõ ràng và thiểu ổn định. Bất chấp những cố gắng giải trình của cơ quan hữu quan cả về cơ sở pháp lý, cũng như hiệu quả hoạt động của Quỹ, song dư luận dường như  đặt nghi ngờ nhiều hơn vào tính hiệu quả thực sự của Quỹ, cũng như ngay cả vị thế ổn định của Quỹ trong tương lai. Phần lớn thời gian và mức độ những chỉ trích về Quỹ dường như đều gắn với sự thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và khó thuyết phục của những biện minh cho việc cần trích mức bao nhiêu và đã đến lúc tăng hay giảm giá, lỗ hay lãi của kinh doanh xăng dầu... Thậm chí, nói cho công bằng, thì ngay cả thành tích làm chậm lại quá trình tăng giá cuối năm 2010 - đầu năm 2011 kể trên cũng không phải do sử dụng Quỹ, mà còn là hệ quả của các công cụ tài chính và hành chính  Nhà nước khác. Cuối cùng thì, cú sốc tăng giá xăng dầu đầu tháng 2/2011, cũng như áp lực tăng, giảm giá xăng dầu về sau đã và sẽ mặc nhiên phủ định “tác dụng kỹ thuật” có tính hình thức của cái gọi là hiệu quả bình ổn giá của Qũy.

Hơn nữa, khi mà Quỹ bình ổn giá quốc gia đã bị dừng hoạt động do không còn phù hợp với cam kết WTO, thì liệu Quỹ bình ổn giá xăng dầu và một loạt quỹ khác tương tự liệu có được phép tồn tại lâu dài ?

Đặc biệt, cơ chế Quỹ cũng như phân cấp quản lý xăng dầu hiện hành khó cho phép bóc tách, phân biệt các hoạt động kinh doanh xăng dầu với quản lý dự trữ xăng dầu cho bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Điều này dễ gây lãng phí, chồng chéo trong hoạt động  quản lý nhà nước, cũng như dễ tạo cơ hội cho sự lạm dụng và hạch toán thiếu minh bạch vì lợi ích nhóm, cục bộ, nhưng nhân danh “nhiệm vụ chính trị “trong lĩnh vực xăng dầu...

Đổi mới hay là khai tử ?

Sự phân tích trên cho thấy, rõ ràng nhu cầu đổi mới mục tiêu và cơ chế hoạt động của Quỹ là hết sức bức thiết và cần quán triệt một số điểm nhấn nguyên tắc sau:

Thay vì lấy sự ổn định hình thức của giá xăng dầu trong thời điểm  làm mục tiêu hàng đầu, thì Quỹ cần lấy việc hỗ trợ chuyển nhanh hoạt động kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường làm ưu tiên số 1. Đồng thời, Quỹ ngày càng chuyển sang mục tiêu hỗ trợ tích cực trực tiếp cho hoạt động dự trữ bảo đảm an ninh xăng  dầu  nói riêng, an ninh năng lượng quốc gia nói chung. Với mục tiêu này và để tập trung nguồn lực từ các loại quỹ tương tự xem xét mở rộng và đổi tên Quỹ thành Quỹ an ninh năng lượng quốc gia.

Mức sử dụng quỹ bình ổn giá qua các thời kỳ (đơn vị tính: đồng/lít,kg)
 
Về cơ chế quản lý Quỹ cũng cần phải làm rõ. Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, dù là Quỹ bình ổn giá xăng dầu hay Quỹ an ninh năng lượng quốc gia, thì cũng cần bãi bỏ ngay cơ chế quản lý Quỹ như hiện nay; tức phải coi đây là Quỹ quốc gia và phải được quản lý trực tiếp, tập trung bởi Hội đồng quỹ liên ngành và trực thuộc một cơ quan quản lý Nhà nước thích hợp, trong đó tốt nhất là Bộ Tài chính, hoặc Bộ Công Thương.

Đặc biệt, cần lồng ghép việc thu lập Quỹ qua giá xăng dầu vào một khoản thu ngân sách trực tiếp trong các nguồn thu NSNN trung ương hiện nay theo Luật NSNN. Có thể giữ nguyên tên gọi khoản thu này như một khoản thu  NSNN  chính thức mới, nhưng “mềm” về mức thu và thời gian áp dụng, hoặc tiện nhất là lồng ghép với thu qua thuế xuất - nhập khẩu xăng dầu. Mức thu này có thể được dự toán theo kế hoạch, với sự điều chỉnh bổ sung tùy theo bối cảnh và mục tiêu quản lý Nhà nước cụ thể. Sau đó, sẽ tiến hành trích lập và bổ sung Quỹ từ nguồn NSNN TƯ hàng năm cho cơ quan quản lý Quỹ. Điều này là cần thiết để khắc phục các bất cập trong hình thành và quản lý Quỹ hiện hành, đồng thời tạo sự linh hoạt trong quản lý Quỹ cho mục tiêu mới nêu trên của Quỹ, cũng như cho các mục tiêu quản lý nhà nước khác có thể đặt ra. Điều này còn giúp giải tỏa tâm lý xã hội đầy  bức xúc trước quá nhiều các khoản thu phức tạp cộng vào giá xăng dầu, nhất là tâm lý cho rằng việc thu và quản lý Quỹ như hiện nay làm tăng quyền hạn và sự phiền hà, cũng như chỉ có lợi cho DN kinh doanh xăng dầu.

Nội dung và nhiệm vụ chi của quỹ gắn với yêu cầu trực tiếp hỗ trợ các hoạt động dự trữ nhằm bảo đảm an ninh xăng dầu- năng lượng và hoạt động bán ra theo chỉ đạo nhằm cân đối cung cầu xăng-dầu trong khi thị trường có biến động mạnh; Từ đó, giúp tạo lòng tin và áp lực giảm giá xăng dầu cho những địa bàn, thời điểm và đối tượng lựa chọn cụ thể bởi Hội đồng quản lý Quỹ hoặc trực tiếp từ lệnh của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp đặc biệt cần thiết. Ngoài ra, Quỹ cũng có thể tài trợ cho hoạt động khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong quá trình mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.  Đồng thời, cần tách bạch nhiệm vụ, cơ chế quản lý xăng dầu cho mục tiêu dự trữ bảo đảm an ninh xăng dầu với nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu. Trên hết, cần bảo đảm sự minh bạch trong mục tiêu và tính có thể dự báo được, cũng như tăng cường thông tin và trách nhiệm giải trình  trong cơ chế hoạt động của Quỹ...
 
Tiền tỷ “chết” trong quỹ !

Từ 15/12/2009, khi mua 1 lít xăng dầu, người dân và DN phải bỏ thêm 300 đồng để đóng góp vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Số tiền này sẽ để tại DN - tức là các thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Điển hình là giai đoạn từ ngày 22/10/2010 đến trước 10 giờ ngày 24/2/2011, các DN đã trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu khoảng 6.396 tỷ đồng. Bên cạnh việc trích Quỹ bình ổn, từ giữa tháng 1/2011, Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu xăng, dầu diesel xuống 0%. Đến ngày 24/2, hai mặt hàng khác là dầu ma dút và dầu hỏa cũng được giảm thuế nhập khẩu xuống 0%. Tuy nhiên, cuối cùng Chính phủ cũng phải chấp thuận để các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối 2 lần điều chỉnh tăng giá xăng vào ngày 24/2 và 29/3 (tăng thêm 4.900 đồng/lít).

Theo quyết định của liên Bộ Tài chính – Công Thương, từ 10/6, thay vì giảm giá xăng dầu sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với diesel, dầu hỏa và tăng thêm mức trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng 100 đồng/lít. Như vậy từ 10/6, mỗi lít xăng được bán ra ngoài thị trường người dân sẽ phải bỏ thêm tiền để góp vào quỹ này 400 đồng. Thay vì mua một lít xăng RON 92 với giá 20.900 đồng, người dân sẽ phải bỏ ra 21.300 đồng vì có Quỹ bình ổn giá. Với hàng chục triệu lít xăng dầu tiêu thụ mỗi ngày trên cả nước, sẽ có hàng chục tỷ đồng mỗi ngày bỏ vào Quỹ bình ổn giá. Về nguyên tắc, DN đầu mối xăng dầu sẽ chỉ được sử dụng quỹ này cho mục đích bình ổn giá xăng dầu nên tiền trích quỹ sẽ là “vốn chết”. DN đầu mối xăng dầu không được hưởng lợi từ số tiền trích quỹ này trừ phi họ cố tình làm trái mang đi đầu tư, xoay vòng. Còn người dân cũng không được hưởng lợi gì, vì tính toán một cách tổng thể thì tổng số tiền chi phí cho nhu cầu xăng dầu của người dân vẫn không thay đổi. Về phía cơ quan quản lý sẽ phải vất vả với việc quản lý thêm một loại “tài sản nằm” trong DN là Quỹ bình ổn giá.
 
(TSNguyễn Minh Phong
Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • Công bố kết quả kiểm toán Nhà nước của năm 2010
  • Chấm dứt hoạt động dự án Nagakawa ở Vĩnh Phúc
  • 2015, nâng chỉ số năng lực thống kê lên 70 điểm
  • Gia tăng bất thường số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • Giải mã 'cơn điên vàng' vừa qua
  • Tiêu chuẩn kiểm toán chấp thuận sẽ khó khăn hơn
  • Vì sao thừa điện vẫn đi mua?
  • TPHCM thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
  • Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển
  • 3 tháng có thể tăng giá điện một lần
  • Mất cơ hội giảm giá xăng dầu
  • Nhiệm kỳ Thủ tướng: Từ tư duy mới đến hành động
  • Điện hạt nhân: “Vẫn như gà đẻ trứng vàng”
  • Đề nghị các địa phương tăng ngăn ngừa đình công
  • ‘Nền kinh tế có thể đình đốn nếu lãi suất không giảm’
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn